Thông thường nhãn mã vạch sẽ có hình dạng và cấu trúc như thế này.
Làm thế nào để có thể tạo nhãn mã vạch thì chúng ta thao tác tuần tự các bước sau đây.
(New Update): Đơn giản hơn bạn có thể sử dụng công cụ in nhãn mã vạch trực tuyến bạn có thể bỏ qua các bước ở dưới, tại địa chỉ: http://vietbiblio.vsl.vn/guide/barcode/ http://vietbiblio.vsl.vn/guide/qrcode/
Làm gì thì làm, cứ việc in và dán nhãn mã vạch trước khi biên mục để xử lý cho nhanh. Mặc kệ ai nói ngược quy trình hay sai quy trình.
Dưới đây là kiểu nhãn mà VietBiblio cảm thấy vô tác dụng nhất khi tổ chức kho mở và làm chậm thao tác thực hiện, khi phải thực hiện biên mục trước và phải mất thời gian tìm lại đúng cuốn sách để dán.
Chính vì bị đóng khung bởi kiểu nhãn này mà người ta đánh giá là ngược quy trình hay sai quy trình về vấn đề dán trước hay dán sau khi biên mục.
Lưu ý: Chúng ta không cần phân loại trước tài liệu, khi nào biên mục xong tài liệu ta sẽ in thêm nhãn gáy như dưới đây để tổ chức kho mở sau. Mà không phải bị che lấp như kiểu nhãn kết hợp ở trên.
Hướng dẫn sau đây chỉ dành cho các thư viện thích in nhãn mã vạch trên file Excel. Đã in trực tiếp trên web như phần trên tại địa chỉ: http://vietbiblio.vsl.vn/guide/barcode/
thì bỏ qua bước này.
1. Cài font chữ mã vạch vào máy tính
Thực chất có một loại mã vạch được gọi là 3 of 9,
nó là một loại font chữ mà chúng ta có thể cài vào máy tính để có thể hiện được mã vạch trên Word hoặc Excel. Các chữ cái hoặc chữ số được thay thế bằng một số định dạng mã vạch khác nhau.
Bước 1. Bạn hãy tải font mã vạch này về máy tính bằng cách nhấp chuột vào: FRE3OF9X.TTF
Bước 2. Sau khi font chữ được tải về máy tính, bạn mở font chữ này lên bằng cách nhấn vào font mã vạch được tải về phía dưới trình duyệt, hoặc mở thư mục đã tải font này về.
Bước 3. Khi font chữ đã mở ra nó sẽ có hình dạng với các ký tự có hình dạng sọc đứng. Bạn tiếp tục nhấn vào nút Install.
Nếu có hiện các thông báo gì bạn cứ việc chọn Yes hoặc Next...
Đóng cửa sổ font chữ này lại, vậy là ta đã cài xong font chữ này vào máy tính.
Thao tác này chỉ làm một lần duy nhất mà ta không cần phải làm lại lần sau.
2. Tải mẫu nhãn mã vạch bằng file excel:
Bước 4. Bạn hãy tải file excel này về máy tính bằng cách nhấp chuột vào: nhansach60.xls Nếu có thể bạn hãy copy file này ra ngoài màn hình máy tính để có thể sử dụng thường xuyên.
Bước 5. Hãy mở file excel nhansach60.xls này. Nó sẽ xuất hiện ảnh phía dưới.
Điền mã sách ở ô B1, Điền tên đơn vị ở ô J5, điền số cần in ở ô D1. Sau đó nhấn lệnh in
Nếu bạn không thấy mã vạch thì hãy thao tác lại bước 1, để cài đặt font mã vạch vào máy tính.
Nếu thao tác này bạn cũng không thực hiện được thao tác cài đặt font mã vạch thì hãy nhờ IT trợ giúp.
Bước 6. Sau khi xong nhãn thì bạn có thể cắt nhãn ra và thực hiện dán vào sách trước khi biên mục
Q&A
Q1. Nếu biên mục trước và dán nhãn mã vạch sau có được không?
A. Về nguyên tắc vẫn được. Tuy nhiên nếu làm quy trình ngược như thế này thì sẽ có hai tình huống xảy ra làm mất nhiều thời gian của bạn.
- Tình huống 1: Bạn biên mục xong và điền số đăng ký cá biệt vào ứng dụng luôn,
thì bạn phải mất thời gian tìm lại chính xác cuốn sách đó để dán đúng mã vạch.
- Tình huống 2: Bạn biên mục xong và không điền số đăng ký cá biệt vào ứng dụng,
thì bạn sau này bạn cũng phải mất thời gian tìm lại chính xác biểu ghi đó để điền mã vạch vào ứng dụng.
* Cách nhanh nhất vẫn là dán số mã vạch vào sách trước khi biên mục, vừa chính xác, vừa đỡ mất thời gian.
Q2. Để dán nhãn mã vạch cần các công cụ và vật liệu gì?
A. Công cụ vật liệu để dán nhãn mã vạch
- Kéo hoặc bàn xén
- Hồ khô để cố định nhãn (Ta không dùng hồ để phết hết nhãn để dán, mà chỉ phết nhẹ trên nhãn để cố định nhãn trên sách không bị xê dịch,
vì keo dán phủ trên nhãn mới là thao tác chính để dán nhãn
- Băng keo khổ 2.5cm (để phủ lên nhãn, tránh mực trên nhãn bị tróc hoặc trầy xước, vì đa số các thư viện dùng mực đổ chứ không phải mực máy in chính hãng)
- Cuộn cắt keo (Nên mua loại nặng hơn, đắt tiền hơn chút, khi kéo băng keo để cắt thì sẽ làm nhanh hơn vì băng keo không bị xê dịch)
Q3. Có cách nào để cắt nhãn sách nhanh hơn?
A. Có một vài cách:
- Mua bàn xén
- Ra ngoài tiệm đóng sách nhờ họ xén
- In trên giấy tomy (tuy nhiên cách này rất mất nhiều thời gian để cân chỉnh chính xác, tùy thuộc vào máy in và hệ điều hành, không khuyến khích)